Văn hóa Cambodia.
Cambodia mang nền văn hóa đậm dấu ấn của Hindu giáo và Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ giáo. Cá luồng tư tưởng tôn giáo này theo suốt chiều dài lịch sử Cambodia tạo sự ảnh hưởng to lớn mạnh vào đời sống vật chất lẫn tinh thần
Với các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như quần thể Angkor di sản văn hóa thế giới, đến các kiến trúc nhà ở, trường học … đến điệu nhảy Apsara truyền thống mang nhiều màu sắc hương vị của tôn giáo.
Bị ảnh hưởng bởi khá nhiều nét văn hóa du nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc đã tạo cho đất nước Cambodia và con người nơi đây nét văn hóa riêng đặc sắc thân thuộc với khách du lịch từ Việt Nam và các nước Châu Á
Tín ngưỡng Cambodia
Tại Cambodia người dân có lòng tin vào tôn giáo rất mạnh mẽ, Đạo Hindu có mặt từ thời sơ khai nhanh chóng chiếm được tín ngưỡng của người dân Cambodia. Sau đó đến Đạo Phật du nhập vào Cambodia thế kỷ thứ VII và nhanh chóng trở thành quốc giáo với hơn 90% người dân trở thành Phật Tử, Đạo Phật đã tạo sự ảnh hưởng mạnh mẽ sâu sắc trong người dân Cambodia và là chuẩn mực đạo đức cho xã hội cũng như trong mỗi người dân.
Những đóng góp của Phật giáo đối với đất nước Cambodia.
Vì lợi ích của bản thân đạo Phật và sau đó là lợi của quốc gia, cho nên Phật giáo đã hợp tác với vương quyền, trở thành một công cụ hiệu lực cho việc thống nhất tư tưởng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Với tất cả sự nỗ lực không mệt mỏi trong hoạt động của mình, Phật giáo trong thời kỳ hưng thịnh của các vương triều Đông Nam Á, điển hình như đất nước Cambodia đã tôn Phật giáo lên địa vị độc tôn và với vai trò đó, nó đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết nội bộ giai cấp cầm quyền, thậm chí đóng góp phần lựa chọn cả những con người ngồi trên ngai vàng của vương quốc. Đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn đến nhiều mặt văn hóa – xã hội như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, luật pháp. . . .
Phật giáo đã gắn liền với sự hưng vong của vương quốc Cambodia, khi quốc gia cường thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao, còn khi độc lập chủ quyền đã bị mất thì Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Sự có mặt của Phật giáo Cambodia đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của nước nhà, ngôi chùa ngoài việc là trung tâm văn hóa của bản làng mà còn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc, bảo vệ và xây dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người, từ thời Phù Nam đến Chân Lạp, Angkor.v.v… Ngày nay, Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa – xã hội của đất nước Cambodia nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung.
Gặp gỡ và chào hỏi
– Người Cambodia có rất nhiều cách chào hỏi, phụ thuộc vào mối quan hệ, thứ bậc và tuổi tác giữa người với người.
– Cách chào hỏi truyền thống là cuối người cùng với động tác chắp tay trước ngực (tương tự như động tác đặt tay khi cầu nguyện của Phật giáo).
– Một người muốn thể hiện sự kính cẩn với người đối diện sẽ cúi người thấp hơn và chắp tay ở vị trí cao hơn.
– Đối với người ngoại quốc, người dân Campuchia cũng dùng cách bắt tay, tuy nhiên, phụ nữ nước này vẫn dùng cách chào truyền thống đối với khách.
– Nguyên tắc ứng xử khi chào hỏi ở nước này rất đơn giản: đáp lại tất cả những lời chào mình nhận được.
– Ở Cambodia, để gọi người khác một cách lịch sự và kính trọng, người ta thường thêm từ “Lok” đối với đàn ông và “Lok Srey” đối với phụ nữ trước họ hoặc họ và tên đầy đủ.
Tặng quà
– Người Cambodia chỉ thường tặng quà cho nhau vào dịp tết cổ truyền của dân tộc (Chaul Chnam).
– Không giống các nền văn hóa khác, người dân Cambodia không tổ chức sinh nhật và sinh nhật không được coi là một dịp kỷ niệm đáng nhớ giống người phương Tây, rất nhiều người ở thế hệ trước thường không nhớ chính xác ngày sinh của mình.
– Khi được mời đến nhà bạn bè hoặc người khác dự tiệc, người dân thường mang theo một số món quà nhỏ.
– Tránh tặng dao.
– Quà tặng thường được gói cẩn thận trong những tờ giấy gói quà đầy màu sắc.
– Nên dùng cả hai tay khi trao quà.
– Không được mở quà ngay sau khi nhận.
Ăn uống
– Cách ứng xử tại bàn ăn của người Cambodia khá trang trọng
– Nếu bạn không nắm chắc về những điều nên hay không nên làm tại bàn ăn cùng với người dân nước này, thì cách đơn giản nhất là làm theo những người bên cạnh;
– Khi được mời đến dự bất cứ bữa ăn nào, hãy chờ cho đến khi bạn được xếp chỗ để tránh phạm phải những quy tắc sắp xếp theo tôn ti trật tự;
– Người lớn tuổi nhất thường là người ngồi vào bàn ăn đầu tiên, tương tự như thế đây cũng là người sẽ bắt đầu ăn trước tiên;
– Tuyệt đối không nói chuyện làm ăn hay kinh doanh trong những dịp như thế này.