Cambodia hay còn gọi là Campuchia (chữ Khmer: កម្ពុជា, Kampuchea, IPA: [kɑmpuˈciə], tên chính thức: Vương quốc Campuchia, chữ Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា), cũng còn gọi là Cam Bốt là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á. Tiếng Việt trước thế kỷ 21 còn dùng những tên khác như Chân Lạp (chữ Nho: 真臘) và Cao Miên (高棉) để gọi nước này. Theo Wiki

Cambodia là nước nào

Cambodia là nước nào

Thông tin cơ bản Cambodia
Tên đầy đủ Vương quốc Campuchia
Vị trí địa lý Thuộc Đông Nam Á, giáp với Vịnh Thái Lan, giữa Thái Lan, Việt Nam và Lào
Diện tích Km2 181,040
Tài nguyên thiên nhiên Dầu và khí, gỗ xẻ, đá quí, một số quắng sắt, mangan, phophat, tiềm năng thủy năng
Dân số (triệu người) 152055.00
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 31.7%
15-24 tuổi: 21.2%
25-54 tuổi: 38.2%
55-64 tuổi: 4.9%
Trên 65 tuổi: 3.9%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 1687.000
Dân tộc Khmer 90%, Vietnamese 5%, Chinese 1%, khác 4%
Thủ đô Phnom Penh
Quốc khánh 11-09-53
Hệ thống pháp luật Căn bản dựa trên luật của Pháp và ảnh hưởng của các điều luật của Cơ quan Quá độ Liên hợp quốc ở Campuchia
GDP (tỷ USD) 36.64
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 6.6
GDP theo đầu người (USD) 2400
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 34.7%
công nghiệp: 24.3%
dịch vụ: 41%
Lực lượng lao động (triệu) 7.9
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 55.8%
công nghiệp: 16.9%
dịch vụ: 27.3%
Sản phẩm Nông nghiệp Gạo, cao su, ngô, rau, hạt điều, khoai mì, lụa
Công nghiệp Du lịch, dệt may, xây dựng, bột gạo, cá, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, xi măng, khai thác đá quý, dệt may
Xuất khẩu (triệu USD) 6148
Mặt hàng xuất khẩu Quần áo, gỗ, cao su, gạo, cá, thuốc lá, giày dép
Đối tác xuất khẩu Hoa Kỳ,Đức, Anh, Canada,Việt Nam, Nhật Bản
Nhập khẩu (triệu USD) 6148
Mặt hàng nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ, thuốc lá, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc, xe có động cơ, sản phẩm dược
Đối tác nhập khẩu Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Hong Kong
Nguồn: CIA 2013

PHẦN 1

1- Thông tin cơ bản
– Tên chính thức : Vương quốc Campuchia ( The Kingdom of Cambodia )
– Diện tích : 181.035 km2
– Thủ đô : Phnôm Pênh, với dân số gần 1,3 triệu người
– Đơn vị hành chính : Bao gồm 24 tỉnh, thành phố, trong đó có các thành phố lớn như Sihanoukville, Siêm Riệp, Battambang.
– Đơn vị tiền tệ : Tiền Riel, Đồng Đôla Mỹ sử dụng thông dụng trong các giao dịch kinh doanh, du lịch và thương mại . Đồng tiền Việt Nam và tiền Bath của Thái Lan được sử dụng ở khu vực biên giới giữa hai nước.

2- Địa lý :
– Vị trí địa lý : Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp biên giới với Thái Lan dài 805 km ; Phía Đông giáp biên giới với Việt Nam dài 1.270 km ; Phía Đông Bắc giáp biên giới với Lào dài 540 km ; Phía Nam giáp Vịnh Thái Lan dào 400 km

– Tài nguyên thiên nhiên : Rừng chiếm khoảng 70 % diện tích ; Khoáng sản có đá quý ( đá Saphia, Rubi ) quặng sắt, quặng Boxit, dầu mỏ, Măng gan, đá granit, than, đá vôi, cát .v.v….

– Campuchia có dòng sông Mê Kông, Tonlesap và Biển bồ là nơi chứa và cung cấp lượng nước khổng lồ, đảm bảo điều tiết cung cấp nguồn nước cho phát triển nông nghiệp, thủy sản và thủy điện.

3- Khí hậu :
– Khí hậu nhiệt đới hai mùa rõ rệt ( mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 ; Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ) . Nhiệt độ trung bình giao động từ 21 – 35 độ C . Tháng Ba và tháng Tư là hai tháng nóng nhất trong năm, còn tháng Giêng là tháng mát nhất trong năm .

4- Xã hội :
– Dân số 14,1 triệu người ( 2010)
– Tỷ lệ tăng dân số 1,54 % / năm.
– Dân tộc: Người Khmer chiếm 90 %; dân tộc thiểu số khác chiếm 10 % bao gồm người Chàm, người Hoa, người Việt .
– Tôn giáo : Đạo phật ( tiểu thừa ) chiếm 95 % được coi là quốc đạo. Đạo Hồi và đạo Thiên chúa giáo chiếm 5 %.
– Ngôn ngữ chính thức : Tiếng khmer, ngoài ra tiếng Anh, Trung Quốc, Việt Nam, Pháp cũng được sử dụng trong một số giao dịch .

5- Thể chế và cơ cấu hành chính
– Thể chế nhà nước : Campuchia là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến, đa nguyên chính trị và phát triển kinh tế thị trường tự do. Campuchia hiện có 57 Đảng chính trị, nhiệm kỳ 4 ( từ năm 2008 – 2013 ) có 11 Đảng ra tranh cử, trong đó chỉ có 5 đảng có đại biểu trong Quốc hội bao gồm : Đảng nhân dân ( CPP ) 90 đại biểu ; Đảng FUNCINPEC 2 đại biểu ; Đảng Samrainsy ( SRP) có 26 đại biểu ; Đảng nhân quyền ( HRP ) có 3 đại biểu ; Đảng Norodom Ranarith có 2 đại biểu .
– Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp
– Đứng đầu nhà nước là Vua, Vua là biểu tượng của sự đoàn kết và thống nhất dân tộc

– Lập pháp : Lưỡng viện
+ Thượng viện : Gồm 61 đại biểu ( 2 đại biểu do Quốc vương và 2 đại biểu do Quốc hội chỉ định, còn 57 đại biểu do bầu ), nhiệm kỳ của Thượng viện là 5 năm do Samdech Akka Moha Sena Thommak Pothisal Chea Sim làm Chủ tịch.

+ Quốc hội : Nhiệm kỳ 4 ( 2008 – 2013 ) gồm 123 đại biểu, bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu và do Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin làm Chủ tịch .

– Hành pháp : Đứng đầu Chính phủ là Samdech Akka Moha Sena Padei Dekcho Hun Sen làm Thủ tướng ( từ 14/01/1985 – nay ) và một số Phó Thủ tướng, nội các thành viên Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.

– Tư pháp : Gồm Hội đồng thẩm phán tối cao ( được Hiến pháp quy định thành lập tháng 12/1997); Tòa án tối cao và các Tòa án địa phương .

6- Lịch sử tóm tắt
– Lịch sử hình thành : Vương quốc Khmer ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9 do người anh hùng dân tộc JaYavarman II đã thống nhất được đất nước trên lãnh thổ của Phủ Nam và Chân Lạp trước đây , Kinh đô lúc đó là Angkor. Từ cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13 Vương quốc Khmer phát triển cực thịnh và đã xây dựng được một số công trình vĩ đại như Angkor Wat, Angkor Thom.v.v.. Từ thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 19 các cuộc nội chiến và chinh phục của ngoại bang đã làm cho Vương quốc Khmer suy yếu.

– Những giai đoạn lịch sử quan trọng :
+ Những thập niên đầu của thế kỷ 19 thực dân pháp vào Đông Dương, năm 1863 Pháp buộc Vua Norodom phải ký Hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của Pháp và đến năm 1884 Campuchia hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp.

+ Năm 1941 Sihanouk lên ngôiđã vận động đấu tranh giành lại nền độc lập cho Campuchia . Ngày 09/11/1953 Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia . Tháng 4/1955 Sihanouk thoái vị nhường ngôi Vua cho cha là Norodom Suramarith để thành lập Cộng đồng xã hội bình dân . Tổng tuyển cử tháng 9/1955 Cộng đồng xã hội bình dân đã giành thắng lợi lớn, Sihanouk trở thành Thủ tướng, mọi quyền lực tập trung vào tay ông. Năm 1960 Quốc vương Norodom Suramarith qua đời, Sihanouk được Quốc hội bầu làm Quốc trưởng Campuchia.

+ Ngày 18/03/1970 Lon Nol-Siric Matak được sự hậu thuẫn của Mỹ đã đảo chính Sihanouk và thành lập Cộng hòa Khmer tháng 10/1970. Sihanouk và Hoàng tộc sang cư trú tại Trung Quốc và sau đó thành lập mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia ( FUNK ) và Chính phủ đoàn kết dân tộc đoàn kết Campuchia ( GRUNK) đặt trụ sở tại Bắc Kinh – Trung Quốc .

+ Ngày 17/04/1975 Pol Pot lật đổ chế độ cộng hòa của Lon Nol và thành lập nước Campuchia dân chủ , thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của Campuchia .

+ Ngày 2/12/1978 Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia ra đời do Heng Samrin làm Chủ tịch, ngày 7/01/1979 với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia đã lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot – Eng Xary, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, năm 1989 đổi thành nhà nước Campuhia.

+ Ngày 23/01/1991 Hiệp định hòa bình Campuchia được ký kết giữa 19 nước và 4 phái của Campuchia tại thủ đô Paris ( Pháp ) . Từ ngày 23 -25/5/1993 tổng tuyển cử ở Campuchia do Liên Hiệp Quốc tổ chức . Ngày 24/09/1993 Quốc hội mới và Chính phủ liên hịêp giữa Đảng CPP – FUNCINPEC được thành lập và đổi tên nước thành Vương quốc Campuchia, Sihanouk lần thứ hai lên ngôi Vua.

+ Ngày 26/07/1998 tổng tuyển cử lần thứ hai, Chính phủ Hoàng gia tiếp tục là Chính phủ liên hiệp giữa đảng CPP và đảng FUNCINPEC.

+ Ngày 27/7/2003 tổng tuyển cử lần thứ ba, tuy nhiên do bế tắc chính trị kéo dài nên gần một năm sau, ngày 15/07/2004 Chính phủ liên hiệp nhiệm kỳ 3 giữa đảng CPP và đảng FUNCINPEC mới được thành lập do Samdech Hun Sen làm Thủ tướng.

+ Ngày 6/10/2004 Quốc vương Sihanouk tuyên bố thoái vị, ngày 14/10/2004 Hội đồng ngôi Vua bầu Hoàng tử Norodom Sihamoni làm Quốc Vương, ngày 29/10/2004 Quốc Vương Sihamoni chính thức đăng quang.

+ Ngày 27/7/2008 tổng tuyển cử lần thứ 4, kết quả đảng CPP giành 90 ghế, đảng Samrainsy giành 26 ghế, đảng nhân quyền giành 3 ghế, đảng FUNCINPEC giành 2 ghế và đảng Norodom Ranarith giành 2 ghế trong Quốc hội. Quốc hội nhiệm kỳ 4 khai mạc kỳ họp đầu tiên vào ngày 24/09/2008.

7- Văn hóa
– Phong tục tập quán : Người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn, họ thường chào nhau theo kiểu truyền thống chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện , đầu hơi cúi. Họ coi trọng gia đình là hạt nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai trò chính, gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng. Khi đi dự đám cưới nên mặc quần áo màu sắc, tránh đen và trắng. Đám cưới thường mời 9 nhà sư đến làm lễ từ sáng sớm .

– Ẩm thực : Món ăn Khmer có ảnh hưởng ít nhiều bởi món ăn của Ấn Độ và Trung Hoa để tạo thành một thực đơn đặc trưng. Trước đây bữa ăn tối truyền thống của người Khmer là ngồi trên sàn nhà quanh 1 cái bàn thấp và nhỏ. Món cari và các món khác được bày trên bàn cùng với món bắp cải và đậu xanh, thịt rán hay thịt xiên nướng, cua hay cá. Món canh chua nóng là một phần không thể thiếu trong bữa cơm của người Khmer được nấu bằng nồi đất và đặt ở giữa bàn. Cơm được xơi ra đĩa cho mọi người, người Khmer dùng thìa hoặc đũa để gắp thức ăn vào đĩa. Mỗi người ăn có một bát canh nhỏ riêng được múc ra từ nồi. Đó là kiểu ăn uống thời xưa mà đến nay cũng không thay đổi nhiều lắm và hầu hết ở các làng quê cách ăn uống kiểu này vẫn tồn tại.

– Lễ hội : Người Campuchia thường tổ chức một lễ hội theo một chừng mực nào đó và tập trung các gia đình, bạn bè đi xa một nơi nào đó hoặc ngoài tỉnh thành là điều bình thường, lễ hội là thời gian tốt nhất để người Khmer đi chơi và mua sắm .
+ Ngày lễ hội lớn nhất trong năm là Bonn Chol Chnam Thmey ( tết đón năm mới ) vào giữa tháng 4 dương lịch. Tết là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp và đi lễ chùa chiền. Vào thời điểm đó các chùa chiềm rất bận rộn để trang hoàng lại cổng chùa bằng hoa và lá cây dừa, các tượng phật được lau rửa sạch sẽ và mặc những bộ quần áo casa mới. Các gia đình cùng bạn bè mặc quần áo đẹp nhất đến chùa để làm lễ và cầu nguyện. Khi đi chùa họ chuẩn bị và mang theo đồ lễ cẩn thận để dâng như hoa quả, bánh kẹo, cơm, thức ăn và đồ uống. Lễ vật sẽ thay đổi tùy theo năm 12 con giáp ( giống như năm con vật tương ứng 12 con giáp của Trung Hoa).

+ Ngày hội tín ngưỡng quan trọng khác là ngày Bonn Phchum Ben thường diễn ra vào khoảng gần cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 hàng năm. Theo phong tục truyền thống, mọi gia đình đều tin rằng đi lễ 7 chùa khác nhau để tỏ lòng kính trọng tổ tiên, nếu không sẽ phải gánh chịu những điều không may mắn trong năm tới.

+ Lễ hội bơi thuyền ( Bonn Oum Tuk ) diễn ra từ ngày 14,15,16/11 hàng năm vào dịp trăng tròn, đây là một trong những lễ hội lớn theo phong tục truyền thống của người Khmer, báo hiệu chấm dứt mùa mưa, khởi đầu mùa khô vào chào đón sự thay đổi dòng chảy từ sông Tonlesap chảy ra sông Mêkông.

8 – Các ngày nghỉ lễ, tết :
– Campuchia được nghỉ lễ 25 ngày/năm, không kể thứ bảy và chủ nhật, bao gồm:
Ngày 1/1 nghỉ đầu năm dương lịch ; Ngày 7/1 lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ; Ngày 2/2 lễ hội Meaka Bochea ; Ngày 8/3 Quốc tế phụ nữ ; Ngày 13,14,15/04 Tết năm mới của Campuchia ; Ngày 1/5 Quốc tế lao động ; Ngày 13,14,15/5 ngày sinh nhật Quốc vương Sihamoni ; Ngày 19/5 lễ hội Visak Bochea ; Ngày 23/5 lễ hội Vua đi cày ; Ngày 18/6 sinh nhật cựu Hoàng hậu Monineath Sihanouk ; Ngày 24/9 công bố Hiến pháp ; Ngày tết Phchum Ben nghỉ 3 ngày cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 ; Ngày 29/10 Quốc vương Sihamoni lên ngôi vua ; Ngày 31/10 ngày sinh nhật cựu Quốc vương Sihanouk ; Ngày 9/11 Quốc khánh độc lập ; Ngày lễ hội đua thuyền nghỉ 3 ngày giữa tháng 11 ; Ngày 10/12 nhân quyền thế giới .

9- Các bậc giáo dục ở Campuchia
– Campuchia quy định bậc giáo dục phổ cập cơ sở đến lớp 9
– Bậc trường tiểu học cơ sở từ lớp 1 – 6
– Bậc trường phổ thông cơ sở từ lớp 7 – 9
– Bậc trường phổ thông trung học cơ sở từ lớp 10 -12
– Bậc Đại học và trên Đại học .

10 – Chính sách đối ngoại :
– Theo quy định của Hiến pháp, Vương quốc Campuchia thực hiện chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, duy trì hòa bình với các nước láng giềng và các nước trên thế giới, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, giải quyết mọi vấn đề bằng phương pháp hòa bình, không tham gia liên minh quân đội hoặc hiệp ước quân sự trái với chính sách trung lập .

PHẦN II
1- Kinh tế
– Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ những năm 1990 khi Chính phủ thực hiện nền kinh tế thị trường tự do. Đặc biệt trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP liên tục đạt mức tăng trưởng 2 con số, cụ thể năm 2001 là 6,2 % ; năm 2002 là 8,6 % ; năm 2003 là 10 % ; năm 2004 là 10,3 % ; năm 2005 là 13,3 % ; năm 2006 là 10,8 % và năm 2007 là 10,1 %, năm 2010 là khoảng 5,9% . Mức tăng trưởng này có được là nhờ sự tăng mạnh của ngành du lịch, xuất khẩu may mặc và nông nghiệp, trong khi đó tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 10,8 %, năm 2010 là 4%.

– Các ngành kinh tế quan trọng: Công nghiệp ( chủ yếu là công nghiệp may mặc ); Ngành nông nghiệp ( chủ yếu sản xuất thóc gạo ), Ngành dich vụ ( chủ yếu là du lịch ) . Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn yếu kém, chủ yếu là phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.

– Ngành sản xuất nông nghiệp : Giá trị ngành này chiếm 28,5 % trong GDP. Năm 2003 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 10,2% ; năm 2004 giảm 1,0 % ; năm 2005 tăng 15,5 % ; năm 2006 tăng 5,5 % và năm 2007 tăng 5,2 % . Campuchia là nước nông nghiệp với hơn 75 % dân số sống bằng nghề nông, sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, đậu các loại, cao su, lá thuốc lá, hải sản.v.v…và nhiều loại khoảng sản khác .

– Ngành sản xuất công nghiệp : Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2003 tăng 12,4 % ; năm 2004 tăng 17,0 % ; năm 2005 tăng 12,9 % ; năm 2006 tăng 18,4 % và năm 2007 tăng 8,0 % .

– Ngành dịch vụ : Năm 2007 ngành dịch vụ du lịch tăng 10,2 %, trong khi đó năm 2003 tăng 5,9 % ; năm 2004 tăng 13,2 % ; năm 2005 tăng 13,1 % ; năm 2006 tăng 10,1 % . Sự tăng trưởng ngành này trong năm 2007 chủ yếu là do tăng lượng khách du lịch đến Campuchia, tăng cường các hoạt động kinh tế, thương mại, vận chuyển, viễn thông và dịch vụ tài chính ngân hàng.

– Thương mại:
+ Xuất khẩu : Gần 75 % kim ngạch xuất khẩu của Campuchia là hàng may mặc, năm 2003 xuất khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 2,589 tỷ USD ; năm 2005 đạt 2,910 tỷ USD ; năm 2006 đạt 3,694 tỷ USD và năm 2007 đạt 4,042 tỷ USD tăng 9,4 % so với năm 2006, năm 2010 đạt 3,494 tỷ USD.

+ Nhập khẩu : Năm 2003 nhập khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 3,269 tỷ USD ; năm 2005 đạt 3,928 tỷ USD ; năm 2006 đạt 4,749 tỷ USD và năm 2007 đạt 5,377 tỷ USD tăng 13,2 % so với năm 2006, năm 2010 là 4,778 tỷ USD.

– Dự án đầu tư : Năm 2007 Hội đồng phát triển Campuchia cấp phép 130 dự án đầu tư với tổng số vốn 2,7 tỷ USD, tăng 31,3 % so với năm 2006. Năm 2010, Hội đồng phát triển Campuchia cấp phép tổng cộng 102 dự án đầu tư, tổng giá trị vốn đăng ký tính theo giá trị tài sản cố định đạt 2,690 tỷ USD.